1. Nghị định 125/2020/NĐ-CP xử phạt VPHC về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử lý, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và một số thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Nghị định 125/2020/NĐ-CP không áp dụng đối với vi phạm hành chính về phí, lệ phí; vi phạm hành chính về thuế đối với hàng hóa XNK do cơ quan hải quan quản lý thu và vi phạm quy định về thủ tục đăng ký thuế, vi phạm quy định về thông báo tạm ngừng kinh doanh, thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn với cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã của tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh.

Người nộp thuế áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật này trước ngày 01/7/2022 nếu vi phạm quy định về hóa đơn điện tử thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/12/2020 và bãi bỏ các quy định sau đây:

– Chương I, III Nghị định 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 quy định về xử phạt VPHC về thuế và cưỡng chế thi hành quyết đinh hành chính thuế;

– Khoản 2 Điều 4 Chương 1, Chương 4, Điều 44 Chương 5 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn;

– Điều 3 Nghị định 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 sửa đổi Nghị định 109/2013/NĐ-CP;

– Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013, Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014, Thông tư 176/2016/TT-BTC ngày 31/10/2016.

Quy định chuyển tiếp

– Áp dụng quy định tại Chương XV Luật Quản lý thuế 2019; Nghị định 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn và Nghị định 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 đối với hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn xảy ra từ ngày 01/7/2020 đến trước ngày 05/12/2020.

Trường hợp hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thực hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng hành vi vi phạm đó kết thúc kể từ khi Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm đó.

– Các quy định về xử phạt tại Chương I, II, III Nghị định 125/2020/NĐ-CP, quy định về hoãn, miễn thi hành quyết định xử phạt có lợi cho cá nhân, tổ chức vị phạm hành chính về thuế, hóa đơn được áp dụng đối với hành vi xảy ra trước ngày 05/12/2020 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết.

– Đối với các hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đã bị xử phạt trước ngày 01/7/2020 mà cá nhân, tổ chức còn khiếu nại, khởi kiện thì được giải quyết theo quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn và các quy định pháp luật liên quan có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm.

2. Các vi phạm về hóa đơn và mức phạt

STT Hành vi vi phạm Hình phạt
01 Không ký hợp đồng in bằng văn bản hoặc tổ chức in in hóa đơn đặt in để sử dụng nhưng không có quyết định in hóa đơn của người đại diện theo quy định của pháp luật. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng
02 Đặt in hóa đơn khi cơ quan thuế đã có văn bản thông báo không đủ điều kiện đặt in hóa đơn, trừ trường hợp cơ quan thuế không có ý kiến bằng văn bản khi nhận được đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in. – Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

– Buộc hủy hóa đơn.

03 Đặt in hóa đơn theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc đặt in trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn. – Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

– Buộc hủy hóa đơn.

04 Báo cáo về việc nhận in hóa đơn quá thời hạn theo quy định từ 01 đến 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định/ Cảnh cáo
05 Báo cáo về việc nhận in hóa đơn quá thời hạn theo quy định từ 06 ngày đến 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định và có tình tiết giảm nhẹ Cảnh cáo
06 In hóa đơn đặt in mà không ký hợp đồng in bằng văn bản. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng
07 Báo cáo về việc in hóa đơn quá thời hạn theo quy định từ 06 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng
08 Không hủy các sản phẩm in hỏng, in thừa khi tiến hành thanh lý hợp đồng in. – Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

– Buộc hủy các sản phẩm in, hóa đơn.

09 Nhận in hóa đơn đặt in khi không đáp ứng đủ điều kiện quy định in hóa đơn. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng
10 Không khai báo việc làm mất hóa đơn trước khi giao cho khách hàng.
11 Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một khâu bất kỳ trong hợp đồng in hóa đơn cho cơ sở in khác. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
12 In hóa đơn theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc đặt in trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn. – Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

– Đình chỉ hoạt động in hóa đơn từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.

– Buộc hủy các sản phẩm in, hóa đơn.

13 Cho, bán hóa đơn đặt in chưa phát hành. – Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng.

– Buộc hủy hóa đơn và nộp lại số tiền bất hợp pháp thu được.

14 Cho, bán hóa đơn đặt in của khách hàng đặt in hóa đơn cho tổ chức, cá nhân khác.
15 Cho, bán hóa đơn mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập. – Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

– Buộc hủy hóa đơn và nộp lại số tiền bất hợp pháp thu được.

16 Nộp thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc khi thay đổi tên quá thời hạn từ 10 ngày đến 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới hoặc bắt đầu sử dụng hóa đơn với tên mới. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng
17 Nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp quá thời hạn từ 10 ngày đến 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới.
18 Sử dụng hóa đơn đã được thông báo phát hành với cơ quan thuế nhưng chưa đến thời hạn sử dụng.
19 Lập thông báo phát hành hóa đơn không đầy đủ nội dung theo quy định đã được cơ quan thuc phát hiện và có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhận biết để điều chỉnh những tổ chức, cá nhân chưa điều chỉnh mà đã lập hóa đơn giao cho khách hàng. – Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

– Buộc thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định.

20 Không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định.

3. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế hóa đơn

Theo Nghị định 125/2020/NĐ- CP thì

TT Căn cứ Hành vi
1 – Khoản 1 Điều 9 Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đối với các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Người nộp thuế chậm thực hiện thủ tục thuế, hóa đơn bằng phương thức điện tử do sự cố kỹ thuật của hệ thống công nghệ thông tin được thông báo trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế thuộc trường hợp thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng quy định tại Khoản 4 Điều 11 Luật xử lý vi ohamj hành chính.

2 – Khoản 2 Điều 9 -Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp tiền thuế đối với người nộp thuế vi phạm hành chính về thuế do thực hiện theo văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế (kể cả các văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực), trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chưa phát hiện sai sót của người nộp thuế trong việc khai, xác định số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng sau đó hành vi vi phạm hành chính về thuế của người nộp thuế bị phát hiện.
4 – Khoản 3 Điều 9 – Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với trường hợp khai sai, người nộp thuế đã khai bổ sung hồ sơ khai thuế và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trước khi cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện.
5 – Khoản 4 Điều 9 -Không xử phạt hành vi vi phạm thủ tục thuế đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân mà có phát sinh số tiền thuế được hoàn; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 51 Luật quản lý thuế.
6 – Khoản 5 Điều 9 – Không xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian người nộp thuế được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đó.

4. Những lỗi hóa đơn thường gặp chỉ phạt cảnh cáo

Theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ:

TT Căn cứ Hành vi
1 Điều 10 Phạt cảnh cáo đối với hành vi đăng ký thuế; thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
2 Điều 11 -Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày nhưng không làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế mà có tình tiết giảm nhẹ;

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế mà có tình tiết giảm nhẹ.

3 Điều 13 -Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
4 Điều 21 – Báo cáo về việc nhận in hóa đơn quá thời hạn theo quy định từ 01 đến 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;

– Báo cáo về việc nhận in hóa đơn quá thời hạn theo quy định từ 06 ngày đến 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định và có tình tiết giảm nhẹ.

5 Điều 24 – Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;

– Lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (dùng quyển có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng quyển có số thứ tự nhỏ hơn) và tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy các quyển hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn;

– Lập sai loại hóa đơn theo quy định đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế

5. Các trường hợp lập hóa đơn điện tử không cần có đủ nội dung

Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì:

(1) Trên hóa đơn không cần có chữ ký điện tử của người mua (bao gồm cả trường hợp lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài). Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán có thỏa thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn do người bán lập thì hóa đơn có chữ ký số, ký điện tử của người bán và người mua theo thỏa thuận giữa hai bên.

(2) Đối với hóa đơn của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán, người mua (hiện hành không có quy định này).

(3) Đối với hóa đơn bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế người mua.

(4) Đối với hóa đơn bán xăng đầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có các chỉ tiêu tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua; chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế GTGT.

(5) Đối với hóa đơn là tem, vé, thẻ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn do cơ quan thuế cấp mã), tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế, thuế suất thuế GTGT. Trường hợp tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá.

(6) Đối với chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là hóa đơn điện tử thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn, thuế suất thuế GTGT, mã số thuế, địa chỉ người mua, chữ ký số của người bán.

Mọi thắc mắc hoặc muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

Phương Anh: 034 242 3666 (zalo); Nguyễn Duyên: 032 927 5678 (zalo) ; Nguyễn Tuấn: 0989 189 892 (zalo) để được tư vấn miễn phí & hưởng chương trình khuyến mại đặc biệt.