Hóa đơn đầu vào lấy sau khi nghiệm thu công trình được không?
Xuất hóa đơn đầu vào sau ngày nghiệm thu có được hay không? Quy định thời điểm xuất hóa đơn như thế nào là đúng? Hóa đơn xuất sai thời điểm có bị xử phạt hay không? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này.
DN không được xuất hóa đơn sau ngày nghiệm thu.
1. Xuất hóa đơn đầu vào sau ngày nghiệm thu là vi phạm pháp luật
Căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành về hóa đơn, việc xuất hóa đơn sau ngày nghiệm thu là một trong những hành vi vi phạm pháp luật.
Tại Điểm a, Khoản 2, Điều 16, tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định về hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, Bộ Tài chính đã quy định thời điểm lập lập hóa đơn với việc xây dựng, lắp đặt như sau:
– Thời điểm xuất hóa đơn xây dựng, lắp đặt phải là ngày nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền.
– Trường hợp công trình bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần bàn giao đều phải xuất hóa đơn cho khối lượng dịch vụ tương ứng.
– Trường hợp các đơn vị kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì thời điểm lập hóa đơn chính là ngày thu tiền.
Tại Khoản 2, Điều 4, Thông tư số 68/2019/TT-BTC quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, dịch vụ, Bộ Tài chính đã quy định thời điểm lập hóa đơn điện tử với việc xây dựng, lắp đặt như sau:
– Thời điểm xuất hóa đơn xây dựng, lắp đặt phải là ngày nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền.
– Thời điểm xuất hóa đơn đối với các tổ chức, kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để ở bán hay chuyển nhượng được áp dụng theo từng trường hợp cụ thể, quy định chi tiết tại Điểm c, Khoản 2, Điều 4, Thông tư số 68/2019/TT-BTC.
Như vậy, căn cứ vào các quy định pháp luật trên, không hề có một điều khoản nào cho phép xuất hóa đơn đầu vào sau ngày nghiệm thu.
Mọi trường hợp vô tình hay cố ý xuất hóa đơn sau ngày nghiệm thu đều bị quy vào hành vi vi phạm thời điểm lập, xuất hóa đơn và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
2. Quy định thời điểm xuất hóa đơn hiện nay
Hiện nay, quy định thời điểm xuất hóa đơn mới nhất sẽ được áp dụng theo Điều 4, Thông tư số 68/2019/TT-BTC, Bộ Tài chính ban hành ngày 30/09/2019.
Theo đó, thời điểm xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ giao nhiều lần hay bàn giao từng hạng mục, công đoạn của dịch vụ sẽ được xác định như sau:
– Xuất hóa đơn với việc bán hàng hóa phải là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho bên mua, không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền.
– Xuất hóa đơn với cung cấp dịch vụ phải là thời điểm cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền.
– Riêng với trường hợp giao hàng nhiều lần hay bàn giao từng hạng mục, công đoạn của công trình, dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hay bàn giao đều phải lập hóa đơn tương ứng.
Ngoài ra, đối với các trường hợp khác thì thời điểm xuất hóa đơn được Bộ Tài chính quy định như sau:
– Với hoạt động cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông, truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin được bán theo kỳ nhất định thì thời điểm xuất hóa đơn chậm nhất là không quá 07 ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin.
– Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là thời điểm xuất hóa đơn phải là khi nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Đối với các tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng thì thời điểm xuất hóa đơn phải căn cứ theo từng trường hợp sau đây:
+ Trường hợp chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng thì thời điểm lập hóa đơn là ngày thu tiền hoặc theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng.
+ Trường hợp đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng thì thời điểm lập hóa đơn là khi chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng.
+ Trường hợp mua dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế thì thời điểm xuất hóa đơn là chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày chứng từ dịch vụ vận tải hàng không xuất ra trên hệ thống website và hệ thống thương mại điện tử.
3. Mọi hóa đơn xuất sai thời điểm đều bị xử phạt
Bắt đầu từ ngày 05/12/2020, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn của Chính Phủ sẽ chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó, quy định xử phạt hóa đơn lập, xuất sai thời điểm cũng sẽ được áp dụng theo Nghị định mới này.
Hóa đơn xuất sai thời điểm bị xử phạt theo Nghị định số 125.
Cụ thể, tại Điều 24, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP đã quy định mức xử phạt với các trường hợp lập, xuất hóa đơn sai thời điểm như sau:
– Phạt cảnh cáo đối với trường hợp lập, xuất hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn tới chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;
– Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với hành vi lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế (trừ trường hợp quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 24, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP);
– Phạt tiền từ 4 – 8 triệu đồng với trường hợp lập hóa đơn bán hàng, cung cấp dịch vụ sai thời điểm quy định bởi pháp luật.
Trên đây, bài viết đã giúp bạn và doanh nghiệp làm rõ vấn đề không được xuất hóa đơn đầu vào sau ngày nghiệm thu. Mọi thắc mắc hoặc muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
Phương Anh: 034 242 3666 (zalo); Nguyễn Duyên: 032 927 5678 (zalo) ; Nguyễn Tuấn: 0989 189 892 (zalo) để được tư vấn miễn phí & hưởng chương trình khuyến mại đặc biệt.